NHỮNG XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ BĐS NĂM 2022

Nhận diện những cơ hội và thách thức của ngành cơ khí Việt Nam, bài viết đề xuất một vài khuyến nghị nhằm giúp cơ khí Việt Nam vượt qua những thách thức, tận dụng được những cơ hội và phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tình hình phát triển ngành Cơ khí Việt Nam

Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời ở nước ta. Ban đầu nó được biểu hiện dưới dạng các nghề thủ công tạo ra công cụ sản xuất, binh khí… phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển và gìn giữ đất nước.

Dưới thời Pháp thuộc, tuy nghề này đã được phát triển mạnh, nhưng chưa thể trở thành một ngành theo đúng nghĩa là ngành Cơ khí. Phải đến năm 1958, khi Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo được xây dựng, thì nền móng ngành công nghiệp cơ khí mới được nhen nhóm.

Từ đó đến nay, Ngành này đã phát triển khá toàn diện, đã có sự chuyên môn hóa ở một số lĩnh vực, trình độ công nghệ cũng ở một mức độ nhất định và đóng vai trò là ngành công nghiệp “xương sống” của nền sản xuất xã hội, cung cấp thiết bị, máy công cụ, máy động lực… cho tất cả các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Xác định được vai trò quan trọng và nền tảng của ngành công nghiệp cơ khí đối với phát triển kinh tế – xã hội. Ngày 17/10/2003, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 25-KL/TW về chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam với những quan điểm, đường lối cụ thể: “Cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội” và “phải xây dựng ngành Cơ khí để đủ sức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển ngành Cơ khí việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2002, các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, giai đoạn 2009-2015; Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012-2025; Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”; Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, công nghiệp cơ khí Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Cụ thể, một số lĩnh vực ghi nhận có sự chuyển biến, đột phá như: Chế tạo thiết bị thủy công (cung cấp cho các công trình nhà máy thủy điện lớn, nhỏ trong cả nước), chế tạo giàn khoan dầu khí (cung cấp khoan thăm dò, khai thác dầu khí đến độ sâu 120m, giàn khoan tự nâng 90m nước, giàn khoan khai thác giếng dầu), thiết bị điện, chế tạo và cung cấp thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu các loại (tàu chở dầu đến trọng tải 105 nghìn DWT, tàu chở khí hóa lỏng trọng tải đến 5.000 tấn, tàu chở hàng rời…), các công trình thiết bị toàn bộ (nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía/ngày, chế biến mủ cao su công suất 6.000 tấn/năm).

Cơ khí chế tạo trong nước cũng đã sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe ô tô con, xe tải, xe khách; sản xuất xe máy đã có tỷ lệ nội địa hóa 85-95%, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Một số cơ quan nghiên cứu, thiết kế và DN sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị và công nghệ, tham gia thực hiện một số gói thầu của các dự án trọng điểm quốc gia.

Số lượng DN cơ khí tăng nhanh, từ khoảng 10.000 DN (năm 2010) lên hơn 21.000 DN năm 2016, chiếm 28% tổng số DN công nghiệp chế tạo, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động, chiếm 17% tổng số lao động trong ngành chế biến, chế tạo. Theo tính toán của Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), giá trị sản xuất công nghiệp ngành Cơ khí năm 2015 chiếm 16,36% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo thống kê, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí cũng đã đạt trên 13 tỷ USD, chủ yếu là các loại thiết bị gia dụng và phụ tùng linh kiện xe ô tô, xe máy. Nếu tính cả sắt thép các loại thì kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam cả năm 2016 đạt trên 16 tỷ USD. Những kết quả trên đã phần nào góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

Thứ nhất, về thị trường: Ngành Cơ khí đa dạng về sản phẩm nhưng cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của DN trong nước chưa đủ mạnh.

Ngay tại thị trường trong nước, các DN cơ khí cũng khó có thể tham gia được vào các dự án đầu tư lắp đặt trang thiết bị trong các ngành thép, hóa chất, năng lượng, chủ yếu do thiếu hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; Các DN, sản phẩm cơ khí trong nước cũng chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến. Hơn nữa, các cam kết tự do thương mại cũng tạo áp lực đối với DN trong nước khi hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước bị gỡ bỏ.

Thứ hai, về trình độ khoa học công nghệ: Thực tiễn cho thấy, ngành Cơ khí Việt Nam có rất ít các phát minh, sáng chế được đăng ký, trang thiết bị và trình độ công nghệ toàn Ngành chậm đổi mới. Các DN cơ khí thiếu đầu ra cho sản phẩm nên cũng không có cơ hội tích lũy và đầu tư đổi mới công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) diễn ra, các công nghệ mới đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, phương thức sản xuất hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ đối với các DN cơ khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *