Thiết kế trường mầm non

Thiết kế trường mầm non, trường mẫu giáo dù là tư thục hay công lập đều được các bậc phụ huynh quan tâm. Đây là ngôi trường đầu tiên mà các bố mẹ gửi gắm con mình. Là nơi ươm mầm những tài năng tương lai cho đất nước Việt Nam.

Bởi vậy mà dù chủ đầu tư là nhà nước, tư nhân hay nước ngoài đều mong muốn sở hữu một trường mầm non chất lượng, đạt tiêu chuẩn để thu hút các bậc phụ huynh cho con em mình đến ngôi trường mà mình đã bỏ tiền bạc, tâm huyết, đam mê,…

Ngày nay, rất nhiều trường mầm non hay các cơ sở trông giữ trẻ, nhà trẻ hoạt động. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đủ chất lượng giáo dục trẻ nhỏ. Bởi thế mà các phụ huynh ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn trường học cho con mình.

Vậy các nhà đầu tư phải làm sao để thiết kế trường mầm non đẹp, đúng theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục? Dưới đây là một vài lưu ý, mời quý vị cùng tham khảo:

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

1. Thiết kế trường mầm non khu vực phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung

Khi thiết kế trường mầm non, phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung của các bé phải đảm bảo rộng rãi, thông thoáng. Diện tích tối thiểu cho mỗi bé phải từ 2m2. Đối với hành lang phải rộng trên 3m, tốt hơn nên có hàng lang đằng sau.

Phòng ngủ của các bé cần đảm bảo sự thoáng mát, sàn được lát sạch sẽ đảm bảo cho các bé có thể thoải mái khi ngủ nghỉ.

Thiết kế phòng ngủ cho bé
Thiết kế phòng ngủ cho các bé

2. Thiết kế lớp học mầm non

Không giống với các lớp chồi, lớp lá, lớp học mầm non phải được thiết kế nội thất đảm bảo thu hút các bé với nhiều màu sắc rực rỡ. Màu sắc cũng giúp kích thích thị giác tăng thứng thú cho các bé. Đồng thời lớp học cần phải thông thoáng, rộng rãi. Nên có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, bàn ghế nên được bố trí phù hợp với độ tuổi.

Yếu tố thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên luôn phải được đảm bảo trong lớp học. Diện tích lớp học cần phải được thiết kế phù hợp với số lượng trẻ.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 (Bản PDF) lớp học cần đảm bảo diện tích từ: 1,5 m2 – 1,8 m2/trẻ, nhưng không được nhỏ hơn 24m2/ phòng đối với nhóm trẻ và 36m2/ phòng đối với lớp mẫu giáo.

Hình ảnh trang trí lớp mầm non đẹp
Hình ảnh trang trí lớp mầm non đẹp

Chiều cao bàn ghế học tập phải được thiết kế phù hợp với chiều cao của bé. Khoảng cách giữa chiều cao bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 220 mm và không cao hơn 270 mm.

Ngoài ra, đồ nội thất nên được thiết kế gọn gàng, sinh động để tạo cảm hứng cho bé. Nếu diện tích rộng rãi mỗi lớp nên có 1 kho riêng, hoặc 2 lớp chung 1 kho để cất những đồ dùng hàng ngày như giường, chăn, đệm, đồ chơi…

3. Khu vực bếp của trường

Đối với phòng bếp trường mầm non, đầu tiên phải đảm bảo sự sạch sẽ. Bởi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Điều đó đống nghĩa với thiết kế bếp phải đủ rộng rãi, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn.

Phòng bếp nhà trẻ
Phòng bếp nhà trẻ

4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

  • Để thuận tiện cho các bé sử dụng và cô tiện quan sát, phòng vệ sinh phải xây dựng khép kín với phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung hoặc liền kề nhóm lớp.
  • Diện tích tiêu chuẩn phải từ 0,4m2 – 0,6m2/trẻ và không được nhỏ hơn 12m2/phòng.
  • Giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu cần có vách ngăn 1,2m.
  • Mỗi ô đặt bệ xí có kích thước là 0,8m x 0,7m.
  • Bố trí từ 2 – 3 tiểu treo cho bé trai và 2 – 3 xí bệt cho bé gái.
  • Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa.
  • Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *