TỔNG HỢP NHỮNG PHƯƠNG ÁN CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH


Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh thường gặp như sau:
  •         Quá trình sinh hoạt trong phòng vệ sinh luôn cần sử dụng nước, điều này khiến nhà vệ sinh có nguy cơ rò rỉ nước. Nước bị rò rỉ sẽ thấm qua các mạch gạch và tồn đọng dưới sàn bê tông.
  •         Sau một khoảng thời gian sử dụng, sàn nhà vệ sinh bị bong do thi công không đúng kỹ thuật, tạo nên các khe hở và nước theo các khe hở này thấm qua.
  •         Nhà vệ sinh luôn có hệ thống ống thoát nước âm tường, âm sàn. Vì vậy, khi hệ thống ống nước bị hỏng hóc dẫn đến tình trạng nước bị rò rỉ thấm qua tường, sàn.
  •         Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, không chống thấm hoặc chống thấm không triệt để dẫn đến hiệu quả không cao.
  •         Quy trình thiết kế và lắp đặt hệ thống ống nước sai kỹ thuật dẫn đến tình trạng nước bị tràn ra thấm xuống sàn, nền nhà vệ sinh.
  •         Kết cấu sàn bê tông thi công không đạt tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng sụt lún, thấm nước.
  •         Điều kiện thời tiết mưa nhiều, nước mưa thấm vào tường nhà, sân thượng, tầng mái, cũng có ảnh hưởng đến công trình dẫn đến tình trạng thấm dột trở nên nghiêm trọng.

1.2. Tác hại của việc nhà vệ sinh bị thấm dột:

Việc thấm dột nhà vệ sinh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà, làm ngôi nhà trở nên xuống cấp nhanh hơn.

Việc nhà vệ sinh bị thấm dột thường xuyên gây nên sự bất tiện và thiếu an toàn trong các hoạt động thường ngày, tạo môi trường cho dịch bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, việc thấm dột nhà vệ sinh cũng làm tốn thời gian, công sức, chi phí sửa chữa khắc phục.

 1.3. Cần làm gì để xử lý chống thấm đạt kết quả tốt nhất:

Nhà vệ sinh được xử lý chống thấm hiệu quả có độ bền và thẩm mỹ cao

 

Để quy trình xử lý chống thấm đạt được kết quả như mong muốn đồng thời có thể xử lý triệt để và hiệu quả nhất, các gia chủ cần liên hệ công ty xây dựng uy tín và có chuyên môn cao hoặc liên hệ công ty xây dựng trước đó đến bảo hành, kiểm tra ở những vị trí sau đây:

  •         Vị trí cống thoát nước sàn: Cần kiểm tra thật kỹ ở vị trí này bởi đây là vị trí rất dễ phát sinh thấm dột. Nếu việc thi công miệng cống không đảm bảo kỹ thuật nước thải hoàn toàn có thể thấm vào tường, gây ra thấm dột và hư hỏng công trình.
  •         Nền nhà vệ sinh: Đây là vị trí thường xuyên xảy ra thấm dốt nhất bởi sàn nhà vệ sinh thường được lát bằng gạch. Nếu quá trình thi công không đảm bảo được độ kín và độ dốc để thoát nước thì việc nước len vào các mạch gạch gây thấm dột là điều hiển nhiên.
  •         Hệ thống đường ống âm tường, âm sàn: Đường ống bị nứt, rò rỉ ở đoạn giao giữa các mối nối cũng là một trong những nguyên nhân chính gây thấm dột.
  •         Tường bao quanh và sân thượng: Nước mưa tồn đọng trên sân thượng, nước mưa thấm từ bên ngoài qua chân tường do điều kiện thoát nước không đảm bảo và quy trình chống thấm không hiệu quả. Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền của căn nhà.

1.4. Nên xử lý chống thấm tốt ngay từ khi xây dựng:

Nên xử lý chống thấm tốt từ khi mới xây dựng

Nhà tắm – nhà vệ sinh là môi trường sử dụng nước và các loại chất tẩy rửa thường xuyên. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng cần thực hiện biện pháp chống thấm đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời sử dụng các sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh chất lượng cao để đảm bảo cho quá trình sử dụng về sau không bị ảnh hưởng bởi việc thấm dột đồng thời đảm bảo chất lượng công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966922766
challenges-icon chat-active-icon